Trong bối cảnh trầm lắng chung của thị trường BĐS trong dịch Covid-19, thị trường bất động sản Bình Thuận bỗng nhận được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư khi mới đây thời gian khởi công cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết. Qua đó Cao tốc Dầu Giấy – Phan Thiết chính thức khởi công vào tháng 9/2020.
Chốt thời gian khởi công cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết vào tháng 9/2020
Ngày 21/8, tại buổi làm việc với Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Quốc Hùng về tiến độ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng của dự án cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, Ban Quản lý dự án Thăng Long (Bộ GT-VT) – chủ đầu tư dự án cho biết sẽ chính thức khởi công vào tháng 9/2020 khi công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn 3 địa phương gồm huyện Thống Nhất, Cẩm Mỹ, TP Long Khánh đã cơ bản hoàn thành.
Được biết, tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết khi hoàn thành sẽ rút ngắn thời gian di chuyển giữa TP HCM và Bình thuận từ 4 tiếng xuống chỉ còn 2 tiếng đồng hồ. Đây là động lực đáng kể giúp thành phố biển này thu hút nhà đầu tư quan tâm trở lại ngay cả thời điểm dịch Covid-19 đang còn diễn biến phức tạp. Nguyên nhân bởi khi quãng thời gian di chuyển giảm xuống một nửa thì sẽ có một lượng khách hàng khổng lồ tại TP HCM lựa chọn BĐS nghỉ dưỡng tại Bình Thuận.
Cao tốc Dầu Giấy – Phan Thiết chính thức khởi công vào tháng 9/2020 – BĐS Bình Thuận vào tầm ngắm nhà đầu tư
Quan sát cho thấy, tại Bình Thuận, ngoài những khu vực truyền thống như Mũi Né, Kê Gà thì nhiều khu vực mới đang có sự đột phá về hạ tầng cũng đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư như Thị xã La Gi đang được quy hoạch lên thành phố. Minh chứng là nhiều doanh nghiệp bất động sản lớn như Hưng Lộc Phát, Apec,…đã có sẵn quỹ đất dọc biển LaGi làm “của để dành”.
Được biết, Thị xã La Gi là một trong những địa bàn trọng điểm phát triển du lịch của tỉnh Bình Thuận, nhất là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng ven biển. Hơn 10 năm nay, các nhà đầu tư đã đến các địa phương ven biển LaGi đăng ký nhiều dự án phát triển du lịch. Đến nay, trên địa bàn thị xã La Gi đã có 45 dự án đầu tư du lịch còn hiệu lực, với tổng diện tích khoảng 565 ha, tổng số vốn đăng ký đầu tư hơn 3,411 tỷ đồng.
Đầu tư xây dựng đô thị
Năm 2018, thị xã La Gi được Bộ Xây dựng công nhận là Đô thị loại III, đây là động lực hướng tới mục tiêu của đô thị thương mại – dịch vụ – du lịch phía Nam của tỉnh. Trong đó phải chú ý đến công tác xây dựng đồ án quy hoạch với quy mô bền vững đến năm 2035, điều chỉnh các đồ án quy hoạch phân khu, khu vực Đông Tân Thiện (khoảng 48 ha) và Tây Tân Thiện (khoảng 48.3 ha). Đây là giai đoạn La Gi có sức hút mạnh các dự án ngoài ngân sách với 30 dự án đăng ký đầu tư diện tích trên 1,847 ha với tổng vốn đầu tư khoảng 6,361.37 tỷ đồng.
Cùng với đó, hạ tầng giao thông tại La Gi không ngừng được nâng cấp và xây dựng. Các công trình, dự án trọng điểm theo đồ án quy hoạch chung đô thị La Gi đã được phê duyệt như: các tuyến đường giao thông trục chính đô thị: đường Thống Nhất, Nguyễn Tri Phương, Lê Minh Công, Nguyễn Du, Hùng Vương, Nguyễn Bỉnh Khiêm,…
Phát triển hạ tầng giao thông
Ngoài ra, UBND tỉnh Bình Thuận cho biết các cấp ngành liên quan đang chuẩn bị đầu tư tuyến đường nối với cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây xuống đường ĐT719B ven biển. Đây sẽ là tuyến đường “xương sống” góp phần rất lớn để vực dậy kinh tế ven biển phía Nam của tỉnh.
Theo ông Nguyễn Tấn Lê, Phó giám đốc Sở GT-VT tỉnh Bình Thuận, đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây sau khi dẫn xuống QL1 sẽ nối với đường Hàm Kiệm – Tiến Thành dẫn xuống ven biển. Con đường này dài khoảng 10.2 km, rộng nền đường 37m đến điểm kết nối với đường ĐT 719B tại Tiến Thành (Phan Thiết) thì chấm dứt. Riêng đường ĐT719B dài hơn 25km chạy song hành với đường DDT719 hiện hữu ven biển. Hiện tỉnh Bình Thuận cũng mở ra hướng đột phá về hạ tầng giao thông là chấp nhận cho những nhà đầu tư có tiềm lực tự bỏ vốn ra kết nối giữa khoảng cách hai con đường ĐT 719 và ĐT 719B.
Hai con đường này sẽ giao nhau ở khu vực Hòn Lan (Tân Thanh, Hàm Thuận Nam) gần mũi Kê Gà.
Lúc này hai con đường này sẽ tiếp tục song hành và đường mới ĐT 719B sẽ chạy vòng xuống ven biển rồi cả hai con đường cùng nối với thị xã La Gi và QL 55 đi Vũng Tàu. Tổng vốn đầu tư của đường Hàm Kiệm – Tiến Thành là hơn 460 tỷ đồng.
Ngoài các tuyến đường nêu trên, từ cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây sẽ có tuyến kết nối đến ngã ba 46 để tiếp tục đến Hàm Tân – La Gi, thúc đẩy lưu thông nhanh hơn từ TP.HCM đến La Gi khi cao tốc được đưa vào sử dụng. Theo UBND tỉnh Đồng Nai, hiện nay công tác giải phóng mặt bằng cơ bản đã hoàn tất, dự án cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây dài 99km sẽ được khởi công vào tháng 9 tới.
Cùng với hạ tầng giao thông phát triển nhanh chóng, nhiều dự án khu dân cư Nguyễn Thái Học, Hoàng Diệu 1, Hoàng Diệu 2, Lương Thực, Tân Lý,…đã hoàn thành và đưa vào sử dụng; hệ thống công trình thương mại – dịch vụ – du lịch phát triển, nâng cấp cải tạo các chợ truyền thống, đặc biệt hình thành siêu thị Co.op mart, nhà hàng, khách sạn, các dự án du lịch Resort như: Mỏm đá Chim, Đất Lành, Hòn Bà La Gi Beach resort, Ba Thật, CoCo Beach, Nhà Bè, Aurora, khu du lịch cộng đồng Cam Bình,….
Có thể nói, sau Vũng Tàu, La Gi là điểm du lịch biển gần TP.HCM nhất.
Tâm lý của các nhà đầu tư luôn chọn lựa những vùng đất mới, giá thành còn rẻ so với một số vùng lân cận, tận dụng yếu tố mạng lưới giao thông sẽ thu hút được hiệu quả sự quan tâm của du khách, khách hàng. Đây cũng là nguyên nhân vì sao nhà đầu tư rục rịch quay lại thị trường này sau khi có thông tin chốt thời gian khởi công cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết vào tháng 9/2020.