Khi nhắc đến những tuyến đường giao thông chính tại khu vực Nhà Bè phía Nam của thành phố, chúng ta thường nghĩ ngay tới những cái tên như Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Hữu Thọ,… Tuy nhiên, nên nói đến tiềm năng phát triển nhanh chóng và mang lại nhiều tiện ích nhất thì đó phải là con đường Lê Văn Lương. Hãy cùng tìm hiểu Tiềm năng phát triển ở tuyến đường huyết mạch Lê Văn Lương, Nhà Bè.
Trục đường huyết mạch kết nối Nhà Bè và Quận 7
Lê Văn Lương là một trong ba tuyến đường chính yếu nhất trong sự kết nối giữa huyện Nhà Bè và Quận 7. Đối với vị trí cách xa trung tâm thành phố như huyện Nhà Bè thì điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng khi mang đến nhiều tiện ích cho cư dân hơn, tạo điều kiện phát triển kinh tế và giúp thu nhỏ khoảng cách với các vùng lân cận.
Đúng vậy, thông qua đường Lê Văn Lương, thời gian đến quận 7 chỉ mất khoảng 7 phút, từ đó, tuyến đường đến trung tâm thành phố cũng trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, nhờ vào tuyến đường huyết mạch này, sự kết nối đến các tỉnh miền Tây cũng trở nên đơn giản. Nhờ vậy, cơ hội phát triển đến với huyện Nhà Bè mỗi lúc một nhiều hơn. Và quá trình thay da đổi thịt so với các quận trung tâm ngày càng rút ngắn.
Mở rộng đường Lê Văn Lương Nhà Bè
TP.HCM cho biết, sắp tới sẽ mở rộng đường Lê Văn Lương dài hơn 10km, có điểm đầu giáp quận 4, đi qua quận 7, Nhà Bè đến điểm cuối là Long Hậu, Cần Giuộc (Long An). Đường Lê Văn Lương đoạn qua quận 7 được mở rộng lên 6 – 8 làn xe, lộ giới của đoạn này là 40m. Đoạn chạy trên địa bàn Nhà Bè dài gần 7.4km, có hai phân đoạn: Đoạn từ cầu Rạch Đỉa đến Cầu Long Kiểng có lộ giới mở rộng là 40m; đoạn từ cầu Long Kiểng đến cầu Rạch Dơi có lộ giới là 30m. Dự kiến, sau khi hoàn thành mở rộng lên 40m, thời gian di chuyển từ Long Hậu đến Quận 1 chỉ khoảng 25 phút.
Xây dựng mới 4 cầu sắt cũ
Tuyến đường đi ngang huyện Nhà Bè chỉ trên 7km nhưng lại bao gồm đến 4 cây cầu xuống cấp trầm trọng là nỗi lo chung của nhiều người. Đây hẳn là điều e ngại của chúng ta khi đi qua tuyến đường này, tuy nhiên, vướng mắc này sẽ được chấm dứt trong thời gian sắp tới.
Cụ thể, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM đã khởi công dự án xây dựng 4 chiếc cầu, bao gồm: cầu Rạch Đỉa, cầu Long Kiểng, cầu Rạch Tôm, cầu Rạch Dơi. Những dự án này đang được tiến hành xây dựng mới với nguồn kinh phí lớn. Trong đó, khởi công cầu Long Kiểng là tiên phong và có mức đầu tư dự kiến 602 tỷ đồng. Với những phương án đầu tư trên, khoảng cách từ Long Hậu, huyện Cần Giờ để tiến vào trung tâm Quận 1, TP.HCM chỉ còn mất khoảng 25 phút.
Sau khi xây dựng cầu Long Kiểng, thành phố sẽ xây mới tiếp cầu Rạch Đỉa 1, cầu Rạch Tôm và cùng với tỉnh Long An xây mới cầu Rạch Dơi. Kinh phí mới xây cầu Rạch Đỉa dự kiến khoảng 470 tỉ đồng. Cầu Rạch Tôm đang lên phương án đầu tư. Riêng cầu Rạch Dơi nối với Long Hậu, huyện Cần Giuộc có dự toán kinh phí xây dựng là 602 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.
Liên kế vùng thông suốt
Cũng nằm trong kết nối với TP.HCM – Cần Giuộc còn được hưởng lợi từ dự án mở rộng đường Nguyễn Hữu Thọ – Nguyễn Văn Tạo lên 6 làn xe kết nối quận 7 đến KCN Long Hậu (Cần Giuộc). Dự án đầu tư nâng cấp tuyến Quốc lộ 50, bắt đầu từ cầu Nhị Thiên Đường Quận 8 nối thẳng tới trung tâm Cần Giuộc.
Ngoài ra, nhiều tuyến đường trọng điểm được nâng cấp và mở rộng như: 835B, 826C, 830,…giúp kết nối giao thương thuận lợi đến trung tâm hành chính huyện và khu vực lân cận. Một số công trình trọng điểm như đường Tân Lập – Long Hậu, đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, đường Đức Hòa – Tân Lập được triển khai thực hiện, kết nối các khu, cụm công nghiệp trong huyện với TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Tiền Giang. Bên cạnh đó, theo đề án Quy hoạch vùng TP.HCM, 3 huyện Cần Giuộc, Bến Lức, Đức Hòa trong tương lai sẽ là đô thị vệ tinh của TP.HCM.
Dự án lớn đổ bộ
Cần Giuộc hiện có nhiều khu công nghiệp quy mô lớn như: KCN Đông Nam Á Long An, KCN Long Hậu, KCN Tân Kim,…và nhiều khu nhà xưởng lớn nhỏ với hơn 40,000 lao động, có tiềm năng rất lớn trở thành một trong những đô thị sầm uất khu vực phía nam TP.HCM. Mới đây, công ty Tân Thuận IPC vừa phát triển KCN Long Hậu 3 với quy mô 123.98 ha theo mô hình hệ sinh thái khu đô thị công nghiệp.
Trước đó, Tập đoàn Him Lam đầu tư khu kinh tế mở quy mô hơn 32,300 ha. Toàn bộ quy mô nằm trên địa bàn huyện Cần Đước và Cần Giuộc. Khu kinh tế bao gồm KCN công nghệ cao, khu đô thị sinh thái, khu cảng biển quốc tế với trọng tâm là khu đô thị sinh thái 15,000 ha.
Cuối năm 2018, UBND tỉnh Long An đã thống nhất về chủ trương để Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tiếp nhận, đầu tư trên địa bàn huyện Cần Giuộc. Ngoài ra, không thể không nhắc tới dự án T&T Long Hậu của Tập đoàn T&T Group với quy mô 237 ha, Saigon Village của Công ty Lộc Thành với 37 ha, Saigon Riverpark của công ty Lộc Thành có diện tích 32 ha,….
Các dự án hạ tầng khác của huyện Nhà Bè
Bên cạnh đó, huyện Nhà Bè còn có sự phát triển mạnh mẽ khi thuộc về vị trí chiến lược có thể khai thác cảng nước sâu đáp ứng tàu biển trọng tải lớn. Ngoài ra, huyện còn dành được nhiều mối quan tâm đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng khác như: công trình hầm chui – cầu vượt Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ; PAX Residence Nguyễn Hữu Thọ – Nguyễn Văn Tạo; Cao tốc Bến Lức – Long An, trục đường Bắc Nam thành phố Hồ Chí Minh,…
Chính những yếu tố trên giúp huyện Nhà Bè ngày càng thu hút được nhiều sự đầu tư với các nhà đầu tư lớn. Bởi giá đất và nhà ở tại huyện Nhà Bè ngày càng có chiều hướng gia tăng. Hơn nữa, mức sống của người dân được cải thiện đáng kể, tạo công căn việc làm, rút ngắn khoảng cách tiếp cận với các khu vực phát triển và gia tăng tốc độ phát triển của huyện.