Tại sao ông chủ Vingroup chọn vùng đất “khó nhằn” Cần Giờ làm đô thị?

Ở thời điểm hiện tại, không có nhà đầu tư nào có thể làm được điều này ngoài Vingroup. Nhiều người khi mới nghe tin về dự án đã lên tiếng phản biện vì sợ Vingroup xâm hại rừng phòng hộ Cần Giờ là làm ảnh hưởng tới vùng biển nơi đây. Thậm chí có ý kiến còn cho rằng, Vingroup sẽ phá rừng làm đô thị. Thực tế, Vin đã thuê các chuyên gia hàng đầu, liên hệ với các tổ chức bảo vệ môi trường quốc tế để đánh giá hoặc tham vấn ý kiến. Tại sao ông chủ Vingroup chọn vùng đất “khó nhằn” Cần Giờ làm đô thị?

Cần Giờ với khoảng cách đến trung tâm thành phố HCM khoảng 60km, nhưng hiện tại đi từ TP HCM đến nơi phải mất 1.5 giờ đồng hồ do hệ thống giao thông kém. Việc chỉ có chưa đến 1,000 ha cho xây dựng đô thị là rất hạn hẹp, không thu hút được các nhà phát triển chiến lược, tiềm lực lớn, nhiều kinh nghiệm quản lý đến để đầu tư. Tại sao ông Vượng lại chọn vùng đất “khó nhằn” Cần Giờ làm đại đô thị?

Ai cũng thấy Cần Giờ tiềm năng nhưng đụng vào không dễ, bởi những lý do sau:

Mặc dù diện tích Cần Giờ là khoảng 70,435.68 ha nhưng gần một nửa diện tích trong số đó là khu bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích khoảng 33,000 ha. Theo đó, cấm xây dựng tại vùng bảo tồn nghiêm ngặt và vùng phục hồi sinh thái. Hạn chế phát triển đô thị tại khu vực vùng đệm. Thống kê quỹ đất khu vực biển Cần Giờ cho thấy, tổng quỹ đất tự nhiên có khoảng 1,730 ha bao gồm phạm vi từ sông Đống Hòa và sông Dinh Bà đến Biển (thuộc xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh). Diện tích này sau khi trừ ra các diện tích đất dân cư hiện hữu, đất công trình cơ quan và công cộng, chỉ còn có thể khai thác tối đa khoảng 763 ha đất co các mục đích phát triển.

Cần Giờ với khoảng cách đến trung tâm thành phố HCM khoảng 60km, nhưng hiện tại đi từ TP HCM đến nơi phải mất 1.5 giờ đồng hồ do hệ thống giao thông kém. Việc chỉ có chưa đến 1,000 ha cho xây dựng đô thị là rất hạn hẹp, không thu hút được các nhà phát triển chiến lược, tiềm lực lớn, nhiều kinh nghiệm quản lý đến để đầu tư. Bãi biển Cần Giờ dài nhưng không phù hợp tắm biển. Các nghiên cứu khảo sát địa chất, thủy văn cho thấy, trong khoảng 1.85km từ mép bãi biển hiện trạng ra đến phía ngoài biển bị ảnh hưởng bởi phù sa của sông Soài Rạp và sông Lòng Tàu nên nước rất đục.

 

 

Nếu đầu tư vào Cần Giờ mà làm manh mún thì sẽ có 2 khả năng:

Băm nát quy hoạch khu vực này.

Chỉ có ma mới vào mua nhà, đất ở đây.

Vậy tại sao ông Vượng lại ngắm vào Cần Giờ? Tại sao ông Vượng lại chọn vùng đất “khó nhằn” Cần Giờ làm đô thị?

Vị trí địa lý của Cần Giờ khá đặc biệt, đó là vùng cửa sông – vịnh biển mang tính chất mặt tiền của lưu vực sông Đồng Nai rộng lớn. Lại là trạm trung chuyển giữa hai miền lưu vực sông Vàm Cỏ Đông – Đồng Nai và Tây Nam Bộ – Đông Nam Bộ. Bởi thế, cả nghìn năm trước, những lớp cư dân cổ đầu tiên đến sinh sống tại Cần Giờ đã biết tận dụng ưu thế của vị trí địa lý là khu vực cửa sông – vịnh biển để trao đổi, giao thương. Đặc biệt, đây còn là khu vực nằm trên tuyến hàng hải giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Dưới con mắt của nhiều nhà nghiên cứu, việc kết nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi khu vực xung quanh hai đại dương này, châu Á, châu Phi sẽ chiếm 80% dân số toàn cầu vào năm 2050 và là nơi tập trung của các nền kinh tế năng động nhất thế giới.

Khu vực Cần Giờ với sự xuất hiện của Khu đô thị lấn biển bởi vậy sẽ là một trạm trung chuyển lớn trong tuyến đường quan trọng của thế giới – điều mà nhiều nước mong muốn. Theo đánh giá, vị trí khu vực này hoàn toàn có thể cạnh tranh vị trí với Singapore. Thậm chí, nếu như kênh đào Kra dự kiến xây dựng tại phần chuôi bán đảo Malaca (Malaysia) hình thành thì lợi thế cạnh tranh hoàn toàn thuộc về Việt Nam.

Vingroup đã có kinh nghiệm xây dựng khu Vinpearl Nha Trang với địa hình, địa chất phức tạp.

Vingroup cũng từng xây dựng thần tốc nhà máy ô tô từ vùng sình lầy ở Hải Phòng chỉ trong vòng 22 tháng.

Ngoài ra, chỉ có Vingroup mới có đủ tiềm lực tài chính và huy động được các chuyên gia hàng đầu thế giới bắt tay vào “trị thủy” biển Cần Giờ để vừa mở rộng quỹ đất đô thị, vừa bảo tồn hệ sinh thái rừng, biển tại đây.

Theo công bố thì Vingroup sẽ đầu tư khoảng 10 tỷ USD vào đây để biến Cần Giờ thành khu đô thị du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng, hội thảo, hội nghị, đô thị thông minh, dịch vụ công nghệ cao, nhà ở, dịch vụ, khách sạn. Tất nhiên, thời điểm hiện nay thì Vingroup không có ấy tiền. Tổng tiền mà Vin bỏ ra khoảng 1.5 tỷ USD, số vốn còn lại sẽ huy động dần qua các kênh khác nhau từ nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Ở thời điểm hiện tại, không có nhà đầu tư nào có thể làm được điều này ngoài Vingroup.

Nhiều người khi mới nghe tin về dự án đã lên tiếng phản biện vì sợ Vingroup xâm hại rừng phòng hộ Cần Giờ là làm ảnh hưởng tới vùng biển nơi đây. Thậm chí có ý kiến còn cho rằng, Vingroup sẽ phá rừng làm đô thị. Thực tế, Vin đã thuê các chuyên gia hàng đầu, liên hệ với các tổ chức bảo vệ môi trường quốc tế để đánh giá hoặc tham vấn ý kiến.

 

 

Từ đó xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM, khẳng định dự án sẽ:

Không đụng vào bất kỳ một cây nào thuộc rừng phòng hộ.

Không làm thay đổi hệ sinh thái rừng ngập mặn và rộng hơn là hệ sinh thái vùng biển Cần Giờ.

Tất nhiên, quá trình thực hiện dự án có 2 vấn đề mà Bộ Tài nguyên và Môi trường và TP HCM cần giám sát chặt chẽ, đảm bảo:

Việc xây dựng không làm “đục hóa” vùng biển lân cận.

Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đảm bảo đạt chuẩn trước khi trả về biển.

Tính đến yếu tố quốc phòng ở vùng biển thuộc “cửa ngõ” vào TP HCM.

 

 

 

Tóm lại, lựa chọn của ông Vượng là khó khăn và đầy thách thức.

Tuy nhiên, việc này đã có tiền lệ khi nhiều khu du lịch nghỉ dưỡng của Vingroup không chọn nơi thuận lợi mà xây dựng lên nơi khó khăn. Ví dụ như Vinpearl Cửa Hội, Cửa Sót, Nha Trang,….

Với dự án Cần Giờ, thách thức với Vingroup là đương nhiên vì đó là lựa chọn của họ, nhưng thách thức lớn hơn là với chính quyền trong việc thẩm định, cấp phép và giám sát đại công trình mang tầm vóc thế giới này.

 

 

 

 

 

 

 

Rate this post
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan