Tổng Cục Môi trường cho biết, đánh giá tác động môi trường của dự án lấn biển Cần Giờ theo đúng quy trình và kết luận dự án tác động không đáng kể tới rừng ngập mặn. Bộ TN&MT lên tiếng về tác động của dự án lấn biển cần Giờ
Bộ TN&MT lên tiếng về tác động của dự án lấn biển cần Giờ
Tại cuộc họp báo thường kỳ do Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) tổ chức sáng 20/7, nhiều phóng viên đặt câu hỏi về các điều kiện đánh giá tác động môi trường của dự án lấn biển Cần Giờ và kết quả của việc đánh giá này.
Dự án này thu hút sự quan tâm của nhiều người dân trong thời gian qua, khi có những ý kiến lo ngại việc xây dựng một khu đô thị lấn biển có thể ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ, tác động xấu tới môi trường.
Theo ông Nguyễn Xuân Hải – Vụ trưởng Vụ Thẩm định Đánh giá tác động môi trường, ngay khi nhận hồ sơ dự án, Bộ đã ý thức rõ trách nhiệm khi xem xét dự án để vừa đảm bảo phát triển kinh tế vừa đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.
Ngoài việc xem xét thực thi, đơn vị cũng có các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động môi trường nhằm hạn chế tác động với dòng chảy và xói lở.
“Đây là dự án có quy mô lớn, nằm kế cận dự án khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ nên chúng tôi hết sức thận trọng trong báo cáo tác động môi trường”, ông Hải liên tục nhấn mạnh về tính cẩn trọng khi xem xét dự án này.
Trong quá trình thẩm định hồ sơ, Bộ TN&MT nhận thấy báo cáo đánh giá tác động môi trường đã nhận diện, đánh giá khá đầy đủ các tác động có thể có nhằm giảm thiểu tác động đối với môi trường. Ngoài ra, chủ đầu tư cung cấp các hồ sơ kỹ thuật, chuyên đề nghiên cứu và báo cáo đánh giá độc lập được thực hiện bởi các đơn vị, tổ chức trong nước và quốc tế.
Trả lời câu hỏi về các điều kiện trong việc đánh giá còn sơ sài, không đầy đủ.
Ông Nguyễn Xuân Hải cho biết, việc có các điều kiện kèm theo phù hợp với quy định về phê duyệt báo cáo, do đánh giá tác động môi trường hoàn toàn là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án.
Để việc đánh giá đảm bảo tính khách quan và hợp lý, ông Hải cho biết hồ sơ phê duyệt dự án còn có các báo cáo chuyên đề do các cơ quan tổ chức trong và ngoài nước thẩm định.
Theo ông Hải, đối chiếu với căn bản của UNESCO ở Việt Nam và văn bản của Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ, các đơn vị chức năng xác định dự án nằm tiếp cận với vùng chuyển tiếp của Khu du lịch sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.
“Do đó, việc thực hiện dự án không thuộc ranh giới rừng phòng hộ Cần Giờ tại khu vực kế cận với vùng chuyển tiếp là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật và khung pháp lý của UNESCO”, ông Hải nói.
Theo cơ quan đánh giá tác động môi trường của Bộ TN&MT, những biện pháp thi công xây dựng tiên tiến, xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn Việt Nam cao nhất.
Hiệu quả đánh giá tác động môi trường thông qua các mô hình cho thấy dự án tác động không đáng kể đến Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.
Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ (Saigon Sunbay) tại huyện Cần Giờ, TP HCM có quy mô 2,870 ha, do Công ty Cổ phần Đô thị du lịch Cần Giờ (CTC) làm chủ đầu tư. CTC là công ty con của Tập đoàn Vingroup, trong đó Vingroup sở hữu hơn 97% cổ phần.
Dự án khởi công vào năm 2007, tuy nhiên rơi vào tình trạng án binh bất động kéo dài cho đến 2012 do chủ đầu tư cũ không đủ tiềm lực tài chính. Sau 13 năm, đến nay chủ đầu tư đã hoàn thành giai đoạn 1 với diện tích 908 ha, giai đoạn 2 đang được thực hiện với tổng diện tích được hỗ trợ dự kiến trên 1,577 ha. Hiện tại CTC đã san lấp được 15.5 ha.
#bdshungphat
Theo zingnew.vn